Designed by Veethemes.com | Gooyaabi

New Posts

Hiển thị các bài đăng có nhãn workstyle. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn workstyle. Hiển thị tất cả bài đăng

Không có con đường nào ngắn nhất đến thành công mà lâu bền vững chãi. Chỉ có sự cố gắng và đánh đổi một trong những giá trị tương đương như là: Sức khoẻ, Các mối quan hệ bạn bè, Gia đình và ngay cả cho chính bản thân mình. Chỉ khi đó mới chạm đến thành công bền chắc nhất. Vì không có gì trên đời muốn "Có"mà không phải "Đánh đổi".




Bao đời nay, ai đi làm mà không mong mình đạt được vị trí mình mong muốn, thăng hạn bản thân và đạt được mục tiêu. Mặc dù vậy vẫn có những bạn chỉ muốn thành công mà lại không chủ động, phấn đấu qua lý thuyết còn thực hành thì không đi đôi. 


BẠN ĐÃ CHỦ ĐỘNG CHƯA?


Nhiều người đi làm chỉ chờ việc tới mới làm, việc chưa tới chân thì từ từ không vội. Giao việc gì chỉ làm đúng việc đó. Mà yêu cầu giao phải giải thích kĩ hết sức chi tiết mới được. Rồi cứ loanh quanh với mớ stick các hạng mục công việc được giao chứ không nghĩ thêm, sáng tạo ra thêm gì đó để giúp công việc đạt hiệu quả cao hơn, xuất sắc hơn. 


Lại có thêm một số bạn lại có quan điểm "Khôn thì đừng giỏi đừng biết nhiều quá, sếp biết lại khổ". Chỉ vì họ sợ phải gánh vác thêm nhiều phần việc bởi lẽ họ nghĩ cũng không có thêm bao nhiêu đồng lương đâu mà phải cố làm gì. Mô tuýp người làm việc kiểu này thường sẽ bị động, họ sẽ chờ ai giao việc xuống mới làm và làm như các con robot vô hồn. 


Những người làm việc kiểu mô tuýp này thì nhiều vô số và đó là lý do họ không thể chạm tới thành công. Còn những người thành công thường chỉ cần bạn tạo ra cho họ 1 mục tiêu, họ sẽ suy nghĩ ra vài trăm cách để làm sao nhanh nhất chạm tới mục tiêu không những vậy còn làm cho nó tốt hơn ngoài mong đợi. 


Người thành công họ sẽ thể hiện rõ rệt qua việc: Quản trị thời gian, quản trị tương lai và xây dựng tốt các mối quan hệ trong các phòng ban. Người thành công họ luôn đặt bản thân chủ động làm chủ mọi cuộc chơi. Họ sẽ không bao giờ chờ đợi người khác rót việc để làm, lại càng không lui cui loanh quanh với mấy stick công việc được phát cho. 


Muốn bức phá mọi giới hạn bạn cần phải chủ động, thách thức bản thân và vượt qua mọi ràng buộc hữu hình và vô hình.  Những người có định hướng làm việc như vậy luôn được các công ty và các nhà lãnh đạo có tầm nhìn săn đón. Vì vậy dù có làm thuê họ cũng sẽ là người làm thuê tốt nhất, làm chủ cuộc chơi "sự nghiệp" của họ. 


Thành công nào cũng trải qua nhiều thử thách và thành công trong đây không chỉ là công việc mà còn trong việc bạn xây dựng hình ảnh bản thân mình, việc bạn đã bỏ ra bao nhiêu % công sức, bạn đánh đổi những giá trị gì. Người thành công tựa như cây đèn không chấp nhập cạn dầu, họ không cam chịu tắt đèn càng không thích chờ đợi ai đó tới châm dầu cho họ. Dĩ nhiên không phải ai cũng dám hành động và chủ động. 


Người thành công họ khác với người làm việc phổ thông ở chỗ họ luôn muốn bản thân "Xuất sắc" chứ không phải chỉ dừng ở việc "Giỏi". Mục tiêu của họ là được thăng cấp để làm trong những môi trường cao cấp và đẳng cấp hơn. Chứ không cam chịu làm một nhân viên phổ thông ở một vị trí phổ thông và làm cho một công ty phổ thông. 


 #Lifebytrixi




Tiếp xúc với nhiều bạn trẻ mới nhìn nhận được các bạn trẻ thời nay có một lối mòn làm việc theo mô tuýp 3 không:

1/ Không sắp xếp logic.
2/ Không đánh giá mức độ hiệu quả.
3/ Không trách nhiệm. 





I/ SẮP XẾP LOGIC


Bất kì một việc lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều có quy trình và bên trong quy trình là một chuỗi các bước quan trọng nhất, nhì, ba cho đến bước kết thúc. Để công việc được trôi chảy, tránh sai sót bạn cần bố trí công việc và sắp xếp nó một cách bài bản, phải hiểu việc bạn cần làm và các bước thực hiện nó. 


Chuỗi công việc bạn cần xử lý có thể chỉ cho cá nhân bạn hoặc cả khi phải cần cả team cùng bạn gánh vác phân bổ ra mới hoàn thành. Dù là ít hay đông đi chăng nữa cũng cần phải xây dựng quy trình có trước có sau tiếp nối nhau. Và công việc khi được đánh dấu stick hoàn thành là khi nó phải đạt tiêu chí như mong đợi, ngoài đạt hiệu quả còn đạt chất lượng, không những vậy mà cả team đều đồng lòng happy với thành quả làm ra. Chỉ cần thiếu một trong những điều trên, xem như công việc vẫn chưa hoàn thành hay ngay cả được xem là thất bại. 


Khi nghĩ về công việc các bạn phải nghĩ ra chu trình hoàn thiện công việc phải là như vậy, chứ không phải chỉ hành động và làm xong. Còn kết thúc nó như thế nào, kết quả ra sao, có tốt như mong đợi hay fail, phủi tay không màng tới nữa. 



II/ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ


Giờ lấy một công việc hết sức đơn giản để mang ra làm ví dụ cho dễ hiểu. Ví dụ: Sếp của bạn yêu cầu bạn mua một phần quà để tặng đối tác. Một việc tưởng chừng rất đơn giản nhưng bên trong cũng có cả một chu trình. 


Việc đầu tiên, bạn cần biết đối tác là ai và sự kiện là gì để chọn mua quà cho phù hợp. Bước thứ hai, sau khi mua quà rồi bạn cần phải làm thêm khâu gì để đánh dấu sự nhận biết cho công ty bạn, ví dụ: Dán nhãn công ty hoặc viết kèm tấm thiệp nhỏ với lời chúc hay ghi chú trên đó có kèm tên người nhận. Bước thứ ba, chọn phương tiện để ship phần quà đó sao cho phần quà không bị hư hỏng, biến dạng, và đến tay người nhận sớm nhất kịp lúc để gây ấn tượng tốt. Bước thứ tư, giao xong rồi người nhận phản hồi thế nào, ấn tượng của họ có tốt không, và truyền tải lại thông tin báo cáo cho cấp trên. 


Nói chung, chỉ có mỗi việc như vậy thôi nhưng nếu các bạn nghĩ tới và làm cho tới thì sẽ ra ngần ấy các bước thực hiện, theo dõi cho đến khi hoàn thành mỹ mãn nhất. 



III/ VAI TRÒ & TRÁCH NHIỆM


Các bạn trẻ teen bây giờ có một điểm giống nhau theo mô tuýp "Ăn chưa no - Lo chưa tới" nghĩ ngợi chi xa xôi, kêu làm gì làm đúng cái đó thôi và hiệu quả tới đâu thì kệ nó, không quan tâm. 

Ủa vậy các bạn có thấy bản thân bao năm đèn sách, học từ nhà ra trường học cho đến trường đời cuối cùng gói ghém trở thành một công cụ, một con robot được cài đặt lập trình sẵn, sai đâu đánh đó chứ không phản biện cũng không nhận thức vấn đề, không quan tâm chỉ biết cho xong việc sớm cho nhẹ đầu, khoẻ thân khỏi áp lực. 


Đi làm mà tâm không cảm xúc với công việc đang làm, đầu óc không tập trung chỉ nghĩ xong việc sớm để được về đúng giờ không bị over time. Đi làm mà cứ 30p - 1 tiếng lại ngó xem đồng hồ mấy giờ, tới giờ nghỉ trưa chưa, tới giờ đi về chưa thì thôi xong. Bao nhiêu năm đi học cuối cùng làm việc theo mô tuýp công nhân dây chuyền. Sản phầm chạy ra băng chuyền và mạnh ai nấy cứ làm đúng 1 khâu lặp đi lặp lại cho tới lúc về mà không cần quan tâm kết thúc sản phẩm hoàn thiện hay có lỗi. Các bạn có thấy phí không khi mà bao năm đèn sách để giờ làm theo mô tuýp dây chuyền. 


Bây giờ thay đổi vẫn chưa muộn, các bạn cần nhìn nhận bản thân việc đang làm có đang mang đến hiệu quả hay chưa nếu chưa thì hãy thay đổi và phát huy điểm mạnh bản thân. Tôi không khuyên các bạn chăm chăm vào khuyết điểm và sửa tất cả chúng. Đôi khi các bạn chỉ cần phát huy ưu điểm lên cao đến mức thượng thừa, khi đấy người khác nhìn bạn dù thấy khuyết điểm của bạn nhưng họ cũng không xem nặng chúng nữa. 


Cho nên không làm thì thôi, nếu đã làm việc gì thì hãy nghĩ cho tới và làm cho nó tới nơi tới chốn. Đừng làm nửa vời rồi bỏ chúng dở dở ương ương. Nhận việc nào hoàn thành xuất sắc việc đó đừng cố ôm đồm nhiều việc nhưng làm không đâu ra đâu. Hãy tập thói quen làm đâu ra đó tới nơi tới chốn ngay cả những việc đời thường, những việc nhỏ lâu dần thành thói quen làm cả những việc lớn. 


"Tích tiểu thành đại" - "Mưa dầm thấm đất". Hãy kiên nhẫn và phát huy những thói quen tốt xung quanh bạn. 




#Lifebytrixi

















Chọn và Không chọn chỉ đơn giản 1 trong 2 bạn không làm được thì sao bạn cho tôi niềm tin bạn làm được nhiều hơn... 






Vai trò Quản lý điều hành cơ sở gần 4 năm. Không nhiều không ít đứng trên cương vị tuyển dụng, sau rất nhiều lần phỏng vấn và gặp, tiếp xúc, trao đổi với ứng viên. Tôi bất ngờ với ứng viên thời nay đi xin việc. Nhân sự ngày nay không như thời xưa, có vô vàn mô tuýp nhưng 3 trong số đó làm tôi Ấn Tượng nhất đó là. 



+ Kiểu 1: Nộp hồ sơ xin việc như 1 cuộc dạo chơi.

- Kiểu này thì các bạn rất hứng khởi nộp hồ sơ nhưng chưa đầy nửa ngày sau đổi ý. 

- Công ty gọi điện hẹn phỏng vấn, tìm mọi cách tránh né không nghe điện thoại. Gửi email thì không phản hồi. 

- Trường hợp có phản hồi xác nhận phỏng vấn thì đến ngày giờ hẹn cũng không có mặt, không thông báo. 

- Trúng tuyển đi làm, hẹn hứa đồng ý nhưng quay lưng lại 360 độ vào ngày nhận việc lặn mất tăm, liên lạc hỏi thăm kiểu gì cũng không được. 


--------------------


+ Kiểu 2: Đi phỏng vấn như đi chơi.

- Tác phong rối bời, quần áo xộc xệch, đầu tóc không chải gọn, nhuộm loè loẹt, sơn móng tay màu nổi, chưa hết còn có bạn mặc cả áo Crop top kết hợp quần jean để đi phỏng vấn. 

- Thái độ ứng xử khi trao đổi: Có bạn rất dễ cười, cười quá lố không kiểm soát. Có bạn thì cách biểu đạt khi trao đổi rất ngông nghênh, kiểu được thì làm không được thì thôi đâu có gì căng. 

---------------------


+ Kiểu 3: Kể hoàn cảnh éo le, nói chuyện ngoài lề. 

- Những bạn kiểu này thường kể đủ thứ, hỏi 1 nói tới 10. Nhưng nói lòng vòng không vào ý chính.

- Kinh nghiệm khan hiếm nhưng đòi hỏi lương cao bonus thêm những khoản phụ cấp đính kèm. 

---------------------


Mô tuýp trên không chỉ riêng nhân sự Gen Z mắc phải. Mà ngay cả những nhân sự Gen Y cũng có. Có thể thấy ở đây những người như vậy vì các bạn sống quá Yolo, đứng núi này trông núi nọ.



Mặc dù tính tôi trước giờ thích quan sát và nghiên cứu tính cách con người. Nên tôi có thể luyến láy chuyển biến những điều đó sang thành đề tài nghiên cứu. 


NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐỔ TIỀN VÀO CÁC TRANG TUYỂN DỤNG ?


Chi phí bỏ ra cho các trang tìm việc rất tốn kém, nhưng hiệu quả mang đến không cao. Bản chất của các trang tuyển dụng chỉ hỗ trợ người tìm việc và nhà tuyển dụng gặp nhau, cũng giống như bà mse duyên. Nếu đôi bên gặp nhau và tâm đầu ý hợp thì gắn kết hợp tác làm việc, chỉ thế thôi. 



Các trang tuyển dụng thường mời chào các công ty với nhiều gói ưu đãi từ thấp đến cao, nhưng chung quy thì nếu tiền nhiều cơ hội được xem mặt được nhiều hơn, từ đó có nguồn sàng lọc nhanh hơn. Còn bỏ ra ít tiền sẽ hạn chế lượt xem mặt hoặc có thể nói là ném tiền qua cửa sổ khi không hề có hiệu quả mà còn phải tốn thêm tiền để nâng cấp gói. Đó là thủ thuật kinh doanh của các trang tuyển dụng thời nay. 



Hiện nay các công ty và nhân sự xin việc đều ít xem trên các trang tuyển dụng hơn mà họ chuyển sang tìm việc từ các Group tự lập trên Facebook. Gần như không mất phí đăng tin mà hiệu quả mang đến cao hơn.  



CẦN XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT ỨNG VIÊN



Điều này rất cần thiết cho các công ty thời nay khi làm việc thông qua các nhà tuyển dụng và ứng viên. Việc tạo lập một hệ thống đánh giá và nhận xét CV ứng viên trực tiếp trên trang của nhà tuyển dụng là điều cần thiết để ràng buộc ứng viên có tính kỉ luật, văn minh hơn khi ứng tuyển phỏng vấn và nhận việc. 



Muốn xây dựng hình ảnh bản thân tốt, muốn cải thiện tư duy tốt và học cách đưa ra quyết định xác đáng, thẳng thắn trong việc tiếp nhận hoặc từ chối. Chỉ mỗi việc nói thẳng câu Đồng ý hay Từ chối đã khó khăn rồi thì làm sao làm điều gì to tát được. 



"Các bạn cần tập cách đối diện và thẳng thắn bày tỏ quan điểm, chia sẻ và đưa ra quyết định. Vì trốn tránh chỉ dành cho người yếu hèn". 



#workstyle