Đã bao giờ bạn tập chịu đựng những cảm giác tác động lên bên trên thể xác của mình. Giả sử như: Khi bạn tập thiền và điều không tránh khỏi làm bạn tê chân, đau gối, bị ngứa ngáy do muỗi đốt vân vân và mây mây. Thiền sư sẽ hướng dẫn bạn rèn luyện sức chịu đựng và thả lỏng bản thân, tập trung vào 1 điểm. Vì mọi thứ là do bạn "Nghĩ" mà ra.
Vậy giờ có 1 điều cũng khá thú vị tôi muốn hỏi các bạn. Rằng các bạn đã tập chịu đựng các nỗi đau và cảm xúc vô hình cũng như hữu hình tác động đến bạn chưa?
Tôi có thói quen tập nín thở, tập chịu đựng cái đau từ nhẹ đến nặng, tập quên đi các cảm giác như ngứa do côn trùng đốt, tập nói ít lại và gần đây tôi tập dần thói quen Không nhìn thấy..v...v...Chắc hẳn khi các bạn đọc đến đây nghĩ rằng sao có cái cách tập kì lạ, lập dị. Nhưng sống giữa thời kỳ suy thoái dần thì việc bạn tập các thói quen cho là "Lập dị" đó sẽ là thứ "Bảo vệ" bạn qua những giai đoạn sắp tới.
Nếu thật sự một ngày bạn bị mất đi vị giác, khướu giác bạn mất đi 30% gía trị cuộc đời. Và nếu bạn mất đi thính giá và thị giác, bạn mất đi 70% giá trị cuộc đời.
Dịch covid đến - Mình chỉ ăn để sống: Nhân loại chịu chung một kiểu dấu hiệu bệnh đặc trưng của virus này là chúng tước đi của chúng ta vị giác và khướu giác, chúng ta ăn một cách cố gắng để có sức vượt qua căn bệnh nhưng không còn cảm giác mặn ngọt chua cay hay ngon lành của mùi và vị món ăn mang đến. Chúng ta sẽ không biết được mình còn phải đối diện những loại virus gì sắp tới, khả năng còn hơn cả Covid. Vì vậy, con người chỉ nên tập ăn đúng và ăn vừa đủ.
I/ ĂN ĐÚNG:
Các bạn hãy nhớ câu "Sáng ăn cho mình, trưa cho bạn, tối cho thù". Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để cung cấp năng lượng cho 1 ngày bạn hoạt động cả thân và thể. Trưa bạn ăn ít hơn và buổi tối chỉ cần bạn ăn nhẹ là được.
II/ ĂN VỪA ĐỦ:
Bạn cần hiểu bản thân bạn cần gì, thiếu gì và bổ sung gì. Bạn có thể ăn ít mỗi bữa chính nhưng bạn bổ sung vào cơ thể đủ chất giúp tốt cho mình hơn là bạn ăn rất nhiều bonus thêm ăn vặt mà chỉ là những thứ hại thân.
Xin trích câu "Tiền nhiều để làm gì" để hỏi các bạn rằng: "Mình ăn nhiều để làm gì?"- Ăn nhiều cho có sức, đây là câu của cha mẹ chúng ta thường nói đến để bắt chúng ta ăn từ khi còn bé đến lúc trưởng thành. Tôi không nói câu đó là sai, mà là chúng ta hiểu sai vấn đề và lâu dần thành thói quen lạm dụng chúng "quá liều".
Tôi không tán tụng việc ăn nhiều do cuộc sống mà, nay đây mai đó ai biết được chuyện gì. Nếu bạn tập thành thói quen ăn nhiều chẳng phải khi bạn rơi vào hoàn cảnh bị động, bạn không được đáp ứng đủ lượng thức ăn như đã từng thì bạn sẽ kiệt sức và không làm được việc gì hay sao.
- Có 2 câu nói chúng ta cần nên nhớ đó là "Hoạ từ miệng mà ra - Bệnh từ miệng mà vào".
NẾU MỘT NGÀY BẠN KHÔNG CÒN NHÌN THẤY
Tôi không cho đó là bi quan vì cuộc sống là vô thường và chúng ta không thể biết Đức của mình đã tích trữ và sử dụng còn lại bao nhiêu ở Ngân hàng Phước Báu. Vì vậy, chúng ta đôi khi nên tập việc đối diện với nghịch cảnh cho dù nghịch cảnh chưa xảy ra. Cuộc sống không có những chuyện bất hảo thì sao là cuộc sống.
Nếu một ngày không nhìn thấy không nghe biết mọi sự xung quanh, tôi cho đó là trong khổ có sướng. Khổ vì sự bất tiện trong giao tiếp nhưng Sướng vì tâm trở về trạng thái không nghe không thấy quá nhiều, chúng ta khi đó sẽ quay về nhìn sâu trong tâm mình nhiều hơn.
Trong bi quan tìm lạc quan, nên đôi khi mọi người đừng nhìn vào mặt trái sự việc mà hãy nhìn và xét nó trên phạm vi tổng thể sẽ ra được vấn đề tích cực hơn. Nếu một ngày chúng ta rơi vào một hoàn cảnh đặc biệt, vẫn phải sống tiếp thôi và còn phải sống cho thật tốt với chúng ta thời điểm đó.
#Lifebytrixi
0 Comments:
Đăng nhận xét